Cây Kim Ngân là một trong những loại cây cảnh phổ biến nhất được dùng để trang trí nội thất. Việc hiểu về loài cây này không chỉ đem đến những thông tin thú vị mà còn giúp gia chủ biết cách chăm sóc cây một cách thích hợp. Trong bài viết này, Decor Hà Nội xin được giới thiệu với độc giả và khách hàng một số thông tin bổ ích về cây Kim Ngân là gì?

Cây Kim Ngân là gì?

Cây Kim Ngân còn có tên tiếng Việt là cây thắt bím hoặc cây bím tóc; tên tiếng Anh là Money Tree. Loài cây này có nguồn gốc từ các vùng đầm lầy ở miền Trung và Nam Mỹ.

Về đặc điểm chung, cây Kim Ngân có thân chắc khỏe, đan xen và nhau; tán lá xòe ra xung quanh và có màu xanh quanh năm. Cây Kim Ngân hoang dã có thể cao tới 6 mét; có hoa màu kem, nở trong khoảng tháng 4 – 11 hàng năm với mùi thơm dịu nhẹ; quả hình trứng với chiều dài lên tới 10 cm, chứa từ 10 – 20 hạt bên trong. Cây Kim Ngân cảnh thường thấp hơn và hiếm ra hoa hơn rất nhiều.

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về SEO là gì? Tại sao doanh nghiệp lại làm SEO? Quy trình cơ bản làm SEO

Cây Kim Ngân có tác dụng gì?

Nhìn chung, cây Kim Ngân tượng trưng cho sự đoàn kết, tài lộc, và sức sống mãnh liệt. Những đường nét bện xoắn của các phần thân giúp cây đứng vững chãi và sinh trưởng trong vùng đầm lầy ở châu Mỹ dễ làm người ta liên tưởng đến sự đoàn kết, gắn bó để vượt qua thách thức của môi trường sống. Những tán lá xòe rộng, xanh mướt quanh năm để bắt lấy nhiều ánh sáng mặt trời nhất được coi là hình tượng của tiền tài, danh vọng, và sự thịnh vượng.

Với tất cả những đặc điểm trên – những phần thân đan xen và sự xum xuê, xanh mướt của tán lá, có thể nói cây Kim Ngân là biểu trưng của một sự sống mãnh liệt, trường tồn, và phát triển bền chặt.

Bên cạnh ý nghĩa từ đặc điểm chung về cây, người chơi cây cảnh còn thường gán ý nghĩa theo thế của chậu cây. Cụ thể:

Thế Trụ Thiên với một cây Kim Ngân được trồng trong chậu; gốc cây lớn, mọc tương đối thẳng đứng, hướng lên trời.

Thế Phúc – Lộc – Thọ với 3 cây Kim Ngân được trồng tết lại với nhau

Thế Phúc – Lộc – Thọ – An – Khang với 5 cây Kim Ngân được trồng chung 1 chậu

Cây kim ngân là gì? Cây kim ngân hợp mệnh gì, tuổi gì?
Cây kim ngân là gì? Cây kim ngân hợp mệnh gì, tuổi gì?

Cây Kim Ngân hợp mệnh gì?

Vì là loài cây thân gỗ với là màu xanh tươi tốt quanh năm nên kim ngân được xếp vào hành Mộc. Theo Ngũ hành, Mộc sinh Hoả, do đó cây kim ngân sẽ hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hoả.

Cũng có quan điểm lá cây kim ngân xoè 5 nhánh biểu tượng cho sự cân bằng của 5 yếu tố “Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ” trong Ngũ hành. Do đó, loài cây này hầu như không tương khắc với mệnh nào.

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Tiền tệ là gì? Bản chất và chức năng của tiền tệ? Quy luật giá trị và tác động cũng như sự chuyển hóa của tiền tệ

Cây Kim Ngân hợp tuổi nào?

Như đã phân tích ở trên, cây Kim Ngân sẽ là cây phong thủy hợp với những người thuộc mệnh Mộc và mệnh Hỏa nhất.

Những người mệnh Mộc sinh năm sau:

Năm 1928, 1988 (Mậu Thìn): mệnh Đại Lâm Mộc.

Năm 1929, 1989 (Kỷ Tỵ): mệnh Đại Lâm Mộc.

Năm 1942, 2002 (Nhâm Ngọ): mệnh Dương Liễu Mộc.

Năm 1943, 2003 (Quý Mùi): mệnh Dương Liễu Mộc.

Năm 1950, 2010 (Canh Dần): mệnh Tùng Bách Mộc.

Năm 1951, 2011 (Tân Mão): mệnh Tùng Bách Mộc.

Năm 1958, 2018 (Mậu Tuất): mệnh Bình Địa Mộc.

Năm 1959, 2019 (Kỷ Hợi): mệnh Bình Địa Mộc.

Năm 1972 (Nhâm Tý): mệnh Tang Đố Mộc.

Năm 1973 (Quý Sửu): mệnh Tang Đố Mộc.

Năm 1980 (Canh Thân): mệnh Thạch Lựu Mộc.

Năm 1981 (Tân Dậu): mệnh Thạch Lựu Mộc

Những người mệnh Hỏa sinh năm sau:

Năm 1934, 1994 ( Giáp Tuất): mệnh Sơn Đầu Hỏa

Năm 1935, 1995 ( Ất Hợi): mệnh Sơn Đầu Hỏa

Năm 1926, 1986 ( Bính Dần): mệnh Lư Trung Hỏa

Năm 1927, 1987 ( Đinh Mão): mệnh Lư Trung Hỏa

Năm 1948 2008 ( Mậu Tý): mệnh Tích Lịch Hỏa

Năm 1949, 2009 ( Kỷ Sửu): mệnh Tích Lịch Hỏa

Năm 1956, 2016 ( Bính Thân): mệnh Sơn Hạ Hỏa

Năm 1957, 2017 ( Đinh Dậu): mệnh Sơn Hạ Hỏa

Năm 1964, 2024 ( Giáp Thìn): mệnh Phúc Đăng Hỏa

Năm 1965, 2025 ( Ất Tỵ): mệnh Phúc Đăng Hỏa

Năm 1978 ( Mậu Ngọ): mệnh Thiên Thượng Hỏa

Năm 1979 ( Kỷ Mùi): mệnh Thiên Thượng Hỏa

Cây kim ngân có độc không?

Dưới đây là thông tin nghiên cứu chính xác mà Decor Hà Nội tổng hợp được từ trang chính thức của Bộ Y Tế về tính độc hay không của cây kim ngân. Mời bạn đọc cùng tham khảo:

Theo Đông y, kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị sốt. Trong nhân gian thường sử dụng để chữa mụn nhọt, rôm sảy, thủy đậu, sởi, tả lỵ. Ngoài ra, đã có một số nghiên cứu cho thấy kim ngân có vai trò trong điều trị dị ứng, viêm mũi và thấp khớp. Liều thường dùng trong ngày từ 12 – 20g hoa khô.

Ngày nay, khi chiết xuất các thành phần có trong hoa kim ngân, người ta tìm thấy trong đó một số các chất có lợi trong việc phòng cũng như điều trị bệnh như flavonoid, saponin và các yếu tố khác có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống khối u, làm mau liền sẹo. Đồng thời, các chất hiện diện trong cây có khả năng chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, ngăn chặn quá trình lão hóa cũng như có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các căn bệnh mạn tính.

Qua một số nghiên cứu về khả năng sử dụng kim ngân hoa như một loại kháng sinh thực vật, người ta đã thấy được công dụng hiệu quả của nó đối với việc đề kháng một số vi khuẩn như: trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết và có tác dụng yếu hơn đối với các loại vi khuẩn khác như: E.coli, phế cầu, tụ cầu vàng, bạch hầu. Ngoài ra, nó còn có khả năng ức chế một số nấm ngoài da khá hiệu quả.

Kim ngân hoa có khả năng kháng viêm, giảm xuất tiết, hạ sốt, làm thanh mát cơ thể. Người xưa thường sử dụng kim ngân pha nước uống để giải nhiệt cơ thể, làm dịu mát trong những ngày thời tiết oi bức, hay cho trẻ em sử dụng để điều trị rôm sảy, mẩn ngứa.

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Hàng hóa là gì? Điều kiện ra đời và tồn tại của hàng hóa? Nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa?

Trồng, chăm sóc, và trang trí cây Kim Ngân

Cách trồng cây kim ngân

Trồng cây Kim Ngân trong chậu

Đất: Loại đất ưa thích của loài cây này là đất vi sinh, có nhiều sinh dưỡng. Bạn có thể trộn thêm mùn gỗ đã ủ để tạo môi trường gần với nơi sống tự nhiên của chúng. Một loại đất thường được sử dụng là đất TS2 với hàm lượng dinh dưỡng cao.

Phương pháp: Bạn có thể bắt đầu trồng cây Kim Ngân bằng cách giâm cành (thích hợp vào mùa hè) hoặc gieo hạt.

Kỹ thuật: Sau khi đã có cây con, bạn chuyển cây vào chậu đất với một ít sỏi, đá bên dưới để chậu cây có thể thoát nước. Sau đó, đặt cây vào chậu theo hướng thẳng đứng và dùng đất để cố định vị trí. Tưới đẫm nước cho cây và đặt vào bóng râm cho tới khi rễ cây phát triển đủ chuyển ra nơi có ánh nắng mạnh hơn.

Trồng cây Kim Ngân thủy sinh

Nước: Dùng nước có hàm lượng dinh dưỡng cao vì cây sẽ hút dinh dưỡng từ nước thay vì đất.

Kỹ thuật: Bạn chỉ nên nhúng phần rễ vào nước thủy sinh để tránh thối gốc. Thay nước trung bình 1 tháng một lần. Bạn có thể đặt sỏi xung quanh thân cây để trang trí.

Cách chăm sóc cây kim ngân

Lượng nước: Đây là điều kiện quan trọng vì cây dễ bị bệnh nếu được tưới với liều lượng không phù hợp. Lượng nước lý tưởng cho cây Kim Ngân nhỏ để bàn là 100 – 200 ml / 1 lần tưới, với cây Kim Ngân lớn là 500 – 800 ml. Cây Kim Ngân trồng ngoài trời có thể cần 2 lần tưới/tuần, còn cây trồng trong nhà thì 1 lần tưới/tuần là đủ. Ngoài ra, cũng cần chú ý để chậu cây luôn thông thoáng, có chỗ thoát nước.

Dinh dưỡng: Khi cây không có hoa và quả thì bạn nên cung cấp dinh dưỡng tổng hợp như phân NPK 20-20-15 với tỉ lệ 100 g / 10 lít nước và tần suất 20 ngày/lần. Khi cây đã ra hoa và quả thì chỉ cung cấp Kali cho cây với tỉ lệ 100 g / 10 lít nước, tần suất 20 ngày/lần.

Ánh sáng: Cây Kim Ngân ưa những nơi ít ánh nắng gay gắt, trực tiếp. Do đó, bạn nên đặt cây trong bóng râm hoặc trong nhà để tránh cây bị khô héo, chết.

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường ngữ văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *