Gen Z là một cụm từ được nhiều người nhắc đến hiện nay để chỉ nhóm độ tuổi của người trẻ hiện nay, tiếp nối sau thế hệ gen Y. Họ là nhóm tuổi đang trong độ tuổi căng tràn sức sống, năng lượng và lòng nhiệt huyết với con đường học tập và sự nghiệp của bản thân mình. Trong bài viết này, cùng Decor Hà Nội khám phá nhiều hơn về gen Z, đặc điểm của thế hệ này, xu hướng thời trang gen Z ưa chuộng và top 10 bật mí ít người biết về thế hệ gen Z. Mời bạn đọc cùng theo dõi ngay nhé!

Gen Z là gì?

Gen Z (viết tắt của Generation Z) là thuật ngữ để chỉ thế hệ sinh từ khoảng năm 1997 đến năm 2012. Thế hệ này tiếp nối thế hệ của gen Y (những người sinh năm từ năm 1980 đến năm 1996) và phần lớn là con cái của gen X (những người sinh từ năm 1965 đến 1979). Thế hệ tiếp sau của gen Z là thế hệ Alpha.

Sinh ra trong thời đại bùng nổ của thiết bị di động thông minh, công nghệ và Internet, thế hệ gen Z được gọi bằng những cái tên khác nhau như: iGeneration, Homeland Generation, Net Gen, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Pluralist Generation, Internet Generation, Centennials, Later – Millennials, Zoomers , Gen Wii, Gen-Tech,…

Theo dữ liệu thống kê từ Dân số toàn cầu, thế hệ gen Z bao gồm khoảng 2,6 tỷ người trên toàn thế giới, tương đương khoảng một phần tư dân số. Tại Việt Nam, gen Z chiếm khoảng 25% lực lượng lao động cả nước, tương đương khoảng 15 triệu người.

Thế hệ gen Z là thế hệ được tiếp cận với bước chuyển mình lớn của thế giới về tư duy và kỹ thuật, chính vì vậy thế hệ này mang cách tiếp cận mở và độ nhạy bén cực kỳ nhanh với công nghệ. Mức độ quan tâm đến vấn đề xã hội, môi trường, tiêu chuẩn cuộc sống, lý tưởng sống cũng được nhìn nhận ở mức độ sâu sắc và sớm hơn trong thế hệ này.

Gen Z là gì? Đặc điểm của gen Z là gì?
Gen Z là gì? Đặc điểm của gen Z là gì?

Nguồn gốc của thế hệ gen Z

Như đã đề cập ở trên, gen Z là sự tiếp nối của gen Y (1980-1996) và gen X (1965-1979).

Gen X sinh ra và lớn lên trong thời điểm thế giới có những bước tiến vượt bậc, chẳng hạn như khám phá không gian và phát triển máy tính. Tuy nhiên, họ không muốn gánh vác thành tích của thế hệ đi trước mà ước muốn làm được dấu ấn khác biệt nên được gọi là thế hệ X – thế hệ không muốn bị định hình, gò bó. Hai thế hệ nối tiếp là gen Y và gen Z.

Thuật ngữ gen Z lần đầu tiên được sử dụng trên một bài viết của Ad Age vào tháng 9 năm 2000, do thế hệ này ra đời ngay sau gen Y nên được gọi là gen Z. Đây là thế hệ sinh ra với điểm nổi bật nhất là sự có mặt của kỷ nguyên Internet, khác với thế hệ gen Y – sinh ra trong quá trình hình thành, thử nghiệm và phát triển Internet.

Bằng cách phân khúc khách hàng thành những nhóm nhân khẩu học khác nhau như Gen Z, Millennials – Gen Y, Baby Boomers – Gen X, các nhà nghiên cứu thị trường sẽ có thể nhanh chóng hiểu rõ hơn về tâm lý khách hàng, từ đó có thể cá nhân hóa các sản phẩm/ dịch vụ sao cho phù hợp.

Đặc điểm của gen Z là gì?

Tiếp xúc sớm và nhạy bén với công nghệ

Gen Z là thế hệ được sinh ra trong thế giới kỹ thuật số phát triển bùng nổ nhất, với sự góp mặt của hàng loạt các hãng công nghệ, thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng và đặc biệt là Internet – kết nối vạn vật. Chính vì vậy, thế hệ gen Z là thế hệ được tiếp xúc cực kỳ sớm với công nghệ và vì vậy hình thành nên sự nhạy bén, học hỏi nhanh từ các thiết bị công nghệ cũng như trong không gian mạng.

Chính vì điều này, gen Z có cơ hội mở rộng không gian kết nối, không chỉ kết nối ở không gian thực mà đa phần còn kết nối trên không gian mạng. Tiếp cận đa chiều với những nguồn dữ liệu, thông tin phủ sóng trên toàn bộ các quốc gia chỉ bằng một cú nhấp chuột. Từ đó, gen Z có khả năng sử dụng công cụ công nghệ để kết nối và truyền tài thông điệp của mình đến cộng đồng toàn cầu thông qua các mạng xã hội,…

Tạo xu hướng

Gen Z được xem là thế hệ luôn tạo ra xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực từ giải trí, thời trang, âm nhạc, công nghệ,… Điều này đến từ nguyên nhân phía trên, họ là đối tượng có khả năng tiếp cận sớm và thích nghi nhanh với công nghệ, nên tư duy đa dạng và sáng tạo trong cách nghĩ, hướng đi cũng rất nhanh nhạy.

Đặc biệt trên các trang mạng xã hội, thế hệ gen Z có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn. Khi gen Z có sự tác động của các thần tượng trên thế giới thì mức độ ảnh hưởng và khả năng lan tỏa càng trở nên mạnh mẽ, phủ sóng hơn nữa.

Tư duy cởi mở, sáng tạo

Không thể phủ nhận rằng, sự phát triển của công nghệ quá nhanh, đòi hỏi khả năng thích ứng và thay đổi của con người cũng cần phải nhanh chóng. Sinh ra trong kỷ nguyên của công nghệ, những người trẻ thuộc thế hệ gen Z hiểu rõ nhất một điều rằng: những gì mới ngày hôm nay có thể trở thành cái cũ của ngày mai. Không đóng khuôn trong công thức hay giới hạn nào, gen Z năng nổ, xông xáo, chấp nhận sự thay đổi và thích ứng nhanh nhở tư duy cởi mở và khả năng sáng tạo rất riêng.

Tư duy tài chính tốt hơn

Nếu ngày trước, câu chuyện về tiền bạc là câu chuyện của riêng người lớn, là một vấn đề nhạy cảm ít được cha truyền con nối, thì ngày nay, những cụm từ khóa như: quản lý tài chính cá nhân, tự do tài chính, độc lập tài chính,… được tìm kiếm rất nhiều trong giới trẻ. Nếu cha mẹ không dạy thì họ sẽ tự tìm cách học, để nâng cao quan điểm, góc nhìn và nền tảng về tài chính, từ đó có được tư duy đúng đắn và quản lý tiền bạc tốt hơn, ngày từ rất sớm.

Tính cạnh tranh cao

Thế hệ gen Z được lớn lên trong môi trường giáo dục cạnh tranh nhất và họ đã quen với sự phản hồi ngay lập tức để có thể cải thiện. Một ví dụ điển hình như, nếu ngày xưa cha mẹ gen Y đi học, chỉ khi nào cuối kỳ, bố mẹ mới có thể cập nhập tình hình điểm số của con trên lớp, điều đó đồng nghĩa rằng, chỉ đến cuối kỳ, cha mẹ mới nhắc nhở để chỉnh đốn nếu con học tập sa sút. Nhưng hiện nay với thế hệ gen Z, sổ liên lạc điện tử online cập nhập ngay sau giờ học, để chỉ cần một dấu hiệu đáng ngờ của sự sa sút thì bố mẹ sẽ ngay lập tức chỉnh đốn và nhắc nhở con được. Chính vì vậy, gen Z cũng là thế hệ đề cao những kỳ vọng rõ ràng về cách đạt được thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.

Thoải mái với môi trường làm việc mở

Nếu như trước đây, dân công sở chỉ cần bàn làm việc văn phòng, đi đúng giờ, về đúng giờ, lương nhận đúng ngày, vậy là mọi người cũng an yên làm việc. Nhưng hiện nay, thế hệ gen Z thích làm việc trong môi trường đa dạng, tôn trọng sự khác biệt, nơi họ có thể thể hiện bản thân và phát triển kỹ năng của mình, nơi họ không chỉ làm việc mà còn sống và kết nối.

Một báo cáo được công bố bởi Workforce Institute cho thấy rằng, gen Z tìm kiếm sự tin tưởng và hỗ trợ ở một người quản lý hơn bất kỳ phẩm chất nào khác. 32% Gen Z cho biết họ có động lực làm việc chăm chỉ hơn và ở lại công ty lâu hơn nếu họ có người quản lý hỗ trợ, 29% khác tin rằng việc có người quản lý kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất trong công việc.

Thách thức về sức khỏe tinh thần

Những áp lực cao và khả năng cạnh tranh khốc liệt, đi cùng cái tôi lớn và mức kỳ vọng cao khiến cho người trẻ thuộc thế hệ gen Z cả khi còn đang học lẫn khi đã đi làm, đều chịu những khủng hoảng, xáo trộn về tinh thần lớn. Từ không gian thực tế đến không gian mạng xã hội, đều khiến cho họ có cảm giác bị so sánh, bị đối chiếu để phải trở nên tốt hơn, tốt hơn nữa. Cái bẫy của “so sánh và tuyệt vọng” mà không gian mạng và chính bản thân họ giăng ra khiến tâm lý của họ rất dễ ngã gục và căng thẳng.

Do đó, việc cân bằng, chậm lại để soi chiếu bản thân, thấu hiểu chính mình là một điều cực kỳ quan trọng (với tất cả mọi người), nhưng nó trở nên đặc biệt quan trọng với gen Z – thế hệ của sự kết nối.

Ảnh hưởng của mạng xã hội tới gen Z

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của thế hệ Gen Z, với những tác động sâu rộng đến cách họ giao tiếp, học tập và giải trí.

  • Kết nối và giao tiếp: gần như hiện nay mạng xã hội đã trở thành một môi trường giao tiếp và kết nối nhiều và phổ biến hàng ngày, hàng giờ của con người, trong đó chiếm đại đa số là gen Z. Mặt lợi là chúng ta có thể tận dụng tính tiện lợi, nhanh gọn và mở rộng được mạng lưới bạn bè một cách dễ dàng. Điểm bất lợi là chúng ta mất dần những kết nối trực tiếp.
  • Học tập và thông tin: với sự chia sẻ nhanh chóng, bạn có thể ngồi ở nhà và học được những phương pháp kỹ thuật, kiến thức cực kỳ hay ho, thú vị của người ở bên kia địa cầu. Nhưng đồng thời, nó cũng đặt ra một thách thức về việc phân biệt tin giả và tin chính thống, chọn lọc thông tin sao cho hợp lý để học hỏi và tin tưởng.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Sự phụ thuộc vào mạng xã hội có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo âu, trầm cảm và cảm giác không hài lòng với bản thân. Áp lực từ việc so sánh với người khác trên mạng xã hội cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
  • Ảnh hưởng đến hành vi và thái độ: Mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến quan điểm và hành vi của giới trẻ, từ việc hình thành ý kiến cá nhân cho đến việc quyết định mua sắm.
  • Sự phát triển của bản sắc cá nhân: Gen Z Việt Nam sử dụng mạng xã hội để thể hiện bản thân và khám phá sở thích cá nhân, nhưng cũng phải đối mặt với áp lực về hình ảnh hoàn hảo và danh tiếng trực tuyến.

Mạng xã hội có một ảnh hưởng đáng kể và đa chiều đối với Gen Z tại Việt Nam, từ việc hỗ trợ học tập và giao tiếp cho đến việc tạo ra các thách thức về sức khỏe tâm thần và xã hội.

Những điểm khác biệt giữa gen Z và gen Y, gen X

Khác biệtGen ZGen YGen X
Năm sinh1997-20121981-19961965-1980
Công nghệSử dụng một cách tự nhiên và thành thạoThành thạoHọc hỏi và thích sử dụng
Học tập và sự nghiệpTìm kiếm tính linh hoạt và sự đa dạngTìm kiếm tính cạnh tranh và có ý nghĩaTìm kiếm tính ổn định và sự nghiệp vững chắc
Tư duy sáng tạoĐộc lập, sáng tạo và đa dạngThích làm việc với mục tiêu và có ý nghĩa

Linh hoạt và khả năng thích ứng trong môi trường làm việc đa dạng

Độc lập, sáng tạo nhưng ít sự chủ động hơn so với các gen sau
Đặc điểmĐược giáo dục về tình dục và giới tính một cách rõ ràng hơnThế hệ sống trong thời kỳ có nhiều thay đổi về công nghệ, chính trị và văn hóa.Gen X được xem là thế hệ giữa Baby Boomers và Gen Y, với nhiều đặc điểm của cả hai thế hệ, nhưng cũng có những đặc điểm riêng độc đáo

 

Trên đây là bài biết về gen Z và đặc điểm của gen Z mà Decor Hà Nội đã tổng hợp được. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi đến cuối bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *