Sự phát triển không ngừng của lĩnh vực Marketing cùng với sự thay đổi trong thời đại công nghệ 4.0 dẫn đến việc doanh nghiệp khó có thể tự quản lý tất cả các hoạt động Marketing cho thương hiệu của mình. Đây cũng chính là lý do hình thành nên 2 nguồn làm việc chính cho marketer: Client và Agency. Có lẽ sẽ có rất nhiều bạn sinh viên sẽ băn khoăn rằng liệu nên làm việc cho Client hay Agency? Câu trả lời được Decor Hà Nội tổng hợp ngay dưới bài viết này thôi.

Sinh viên học Marketing nên đi làm ở Agency hay client

Agency là gì?

Agency là một công ty hoặc tổ chức cung cấp các dịch vụ Marketing cho doanh nghiệp khách hàng nhằm mục đích giúp doanh nghiệp đó tăng doanh thu bán hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong 4P của Marketing ( Product – Price – Place – Promotion) thì các công ty sản xuất thường sẽ tập trung vào 3P đầu là Sản phẩm – Giá cả – Phân phối) và chữ P cuối (Chiêu thị) sẽ thuê những công ty agency làm.

Các loại hình marketing agency là gì: Production – sản phẩm, Creative Agency – sáng tạo, Market Research Agency – nghiên cứu, Event Agency – sự kiện, Direct Agency – marketing trực tiếp, Media Agency – sản xuất TVC, hình ảnh, Brand Agency – xây dựng thương hiệu, Digital Agency , PR Agency,..

Danh sách các Agency lớn tại Việt Nam

Dựa trên quy mô và loại hình hoạt động của các agency quảng cáo, có thể chia làm 2 nhóm: Big Agency và Local agencies, ad networks (các agency địa phương, các mạng quảng cáo trực tuyến) và các agency quảng cáo đa dịch vụ.

Nhóm Big Agency

– WPP group: chiến dịch truyền thông Swedish Tourism Association – The Swedish Number được thực hiện bởi Agency quảng cáo Ogilvy & Mather đã dành giải thưởng danh giá Grand Pixels tại Cannes Lion và 2 giải Grand CLio.

– Omnicom Group: PHD, agency quảng cáo được tạp chí Adweek vinh danh là Media Agency xuất sắc nhất toàn cầu 2016 nhờ đạt được nhiều chiến thắng lớn – đáng chú ý nhất là thương vụ toàn cầu giá 3 tỉ USD của account VW, bên cạnh các hợp đồng với Delta Air Lines và Carnival Cruise Line tại Mỹ

– Interpublic:

Draftfcb: dịch vụ media, kế hoạch truyền thông

Lowe + Partners: Quảng cáo, CRM/Direct. Lowe outsource hầu hết các hoạt động digital của mình, họ chú trọng vào các dịch vụ về thương hiệu và quản lý dự án.

UM – Curiosity works: dịch vụ media, kế hoạch truyền thông.

Nhóm Local agencies, Ad networks

– Media Agency: Dat Viet Media, Golden Media, Goldsun Group, Mekong communication, Youth Advertising, 365 Days Advertising

– Social Media/PR Agencies: King Bee Media. E Brand, AVC Edelman, Le & Associates

– Production: Glass Egg, Sutrix Media, Splash Interactive, Media Gurus, HD Digital

– Market Research: Cimigo, ComScore, Kantar Media, TNS, AC Nielsen

– Brand Strategy: Left Brain Connector, Red Brand Builder, Phibious, Purple Asia

Kỹ năng cần thiết cho những ai muốn làm ở Agency

  • Kỹ năng quan sát: Bản thân sản phẩm của khách hàng được làm ra để giải quyết những nhu cầu thật trong cuộc sống, và truyền thông cũng vậy. Người làm quảng cáo tốt cần nắm bắt mọi khoảnh khắc của cuộc sống, vì đó sẽ là những nguyên liệu dồi dào cho sáng tạo.
  • Kỹ năng phân tích: Để tìm được insight sáng tạo, người làm marketing cần phải hiểu thấu những nguyên nhân ẩn chứa đằng sau sự việc, nhạy bén đối với những tin tức bên lề cuộc sống và luôn giữ trong đầu câu hỏi “Tại sao”.
  • Kỹ năng suy nghĩ logic: Truyền thông cuối cùng lại vẫn là một ngành “giải quyết vấn đề”. Logic giúp chúng ta xác định “đề bài” và “ẩn số” cũng như thử nghiệm các phép toán để làm ra một kết quả hoàn hảo nhất.
  • Kỹ năng truyền đạt: Người làm trong Agency sẽ giao tiếp rất nhiều với người tiêu dùng, khách hàng, đồng nghiệp, đối tác – giao tiếp hiệu quả là nền tảng của một nhân viên thành công.

Sinh viên như thế nào sẽ phù hợp với Agency?

Nếu bạn là người ưa môi trường thoải mái và sáng tạo, bạn luôn muốn làm việc trong cơ chế gọn nhẹ, ít giấy tờ, phòng ban thì Agency thực sự là nơi phù hợp để bạn có thể phát triển bản thân mình. Điều đặc biệt khi làm việc ở Agency, bạn sẽ được làm việc với nhiều khách hàng khác nhau, có kiến thức về nhiều sản phẩm và ngành hàng khác nhau, thấu hiểu mức độ tiêu dùng của nhiều khách hàng và được giải quyết nhiều vấn đề thương hiệu khác nhau. Làm agency, làm marketing communication là một con đường học hỏi và

tìm tòi vô tận – nơi đó giới hạn của bản thân mình là do chính mình đặt ra.

Client là gì?

Client là các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ (Unilever, P&G, Coca-Cola, Uber…). Môi trường client đòi hỏi bạn phải có hiểu biết sâu sắc về ngành hàng và sản phẩm, tham gia tất cả các khâu liên quan, từ sản phẩm, kế hoạch truyền thông và bán hàng đến brief cho agency, giám sát, đo lường và quản lý… 

Các nhóm ngành của Client

FMCG (Fast Moving Consumer Goods): là mặt hàng tiêu dùng nhanh, được tiêu dùng thường ngày, từ bàn chải đánh răng, đồ uống hằng ngày, đến kem dưỡng da, thuốc lá, điện thoại,.. Hầu như không còn ai xa lạ với thương hiệu của các công ty ngành FMCG như Unilever, Proctor & Gamble, Pepsico, Vinamilk, Colgate, Cocacola vv.. hay OMO, Lifebuoy, VIM, Lavie, vv…

Du lịch: Vinpearl, Sungroup

F&B (Food and Beverage Service): là dịch vụ nhà hàng và quầy uống, là một loại hình phục vụ thức ăn và đồ uống cho khách hàng. Một số thương hiệu lớn của công ty ngành F&B:  McDonald’s, Starbucks, KFC, Burger King, Pizza Hut, Lotteria…

Thời trang: H&M, Zara, Chanel, Gucci,…

Kỹ năng cần thiết cho vị trí Marketing tại Client

  • Làm quen với số và phân tích dữ liệu: Dữ liệu và biểu đồ được coi là yếu tố quan trọng khi làm Marketing tại Client. Các thống kê từ khảo sát người tiêu dùng, các dữ liệu liên quan đến mạng xã hội hay báo cáo về thị trường, đối thủ, tất cả đều được chuyển đến tay Marketer. Tại đây, Marketer sẽ phải phân tích kỹ lưỡng để có
  • thể dự đoán được khuynh hướng, tìm ra insight hay đánh giá hiệu quả chiến dịch.
  • Nhạy bén: Người làm Marketing phải có khả năng đánh giá thị trường, do vậy hãy luyện tập ngay từ bây giờ bằng cách tập đánh giá các chiến dịch truyền thông, print ads hay các case study của các nhãn hàng.
  • Truyền cảm hứng: Marketer tại Client luôn là người phải làm việc với nhiều các đối tác, từ phòng sales, bộ phận trade, tài chính trong công ty đến các agency bên ngoài. Với đặc thù như vậy, hãy rèn luyện mình như là một người truyền cảm hứng để điều phối tất cả các hoạt động diễn ra ăn khớp, mang lại hình ảnh nhất quán cho người tiêu dùng.

Làm ở Client sẽ được và mất gì?

Làm việc ở Client, bạn sẽ được tham gia tất cả các quy trình từ giai đoạn lên ý tưởng sản phẩm đến đưa nó ra thị trường, cùng với môi trường được tiếp xúc với nhiều loại đối tác đa dạng: từ nghiên cứu thị trường đến quảng cáo (agency), truyền thông (media) đến những nhà phân phối bán lẻ sẽ giúp bạn có được kiến thức chuyên sâu về ngành và thấu hiểu hơn về sản phẩm , thương hiệu của chính công ty bạn.

Tuy nhiên, đi kèm với đó cũng là nhiều áp lực khi bạn phải đứng ra chịu trách nhiệm cho mục tiêu về doanh số, cho sức cạnh tranh của thương hiệu, hay thị phần. Bạn phải luôn theo sát lượng sản phẩm bán ra từng giờ, từng ngày. Vì vậy nên làm việc ở client không mang tính sáng tạo cao, mà chủ yếu về quản lý và kết nối giữa nhiều đơn vị.

Vậy nên làm ở Client hay Agency?

Hãy làm Marketing tại Agency khi còn trẻ, bởi Agency sẽ mang lại cho bạn kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể ở thời điểm bạn mới ra trường, bạn chưa thể tìm được công việc mà mình thực sự đam mê là gì. Bởi vậy Agency sẽ giúp bạn trải nghiệm nhiều hơn, trưởng thành hơn, hiểu nghề và dày dặn kinh nghiệm hơn.

Khi bạn đã cảm thấy dày dặn kinh nghiệm chuyên môn từ tư vấn, chiến lược, đến triển khai, nghiệm thu, đánh giá. Đó là khi bạn xây dựng đủ mối quan hệ với nhà cung cấp, là khi bạn dễ dàng ứng tuyển vào các vị trí cao như PR Manager, PR Director thì hãy chọn Client để phát triển chuyên sâu vào một lĩnh vực mà bạn yêu thích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *