Chắc hẳn khi học chương trình ngữ văn trung học cơ sở, chúng ta không quên được những câu thơ như “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” hay “Hoa trôi man mác biết là về đâu?” trong kiệt tác ‘Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đó chính là những câu hỏi tu từ được sử dụng triệt để trong thơ ca nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung. Vậy câu hỏi tu từ là gì? Ví dụ và hiệu quả nghệ thuật của câu hỏi tu từ? Cùng Decor Hà Nội tìm hiểu và trả lời những câu hỏi này qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Câu hỏi tu từ là gì?

Câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra không phải để học mà để khẳng định, nhấn mạnh nội dung/ thông điệp mà người dùng muốn gửi gắm.

Về hình thức, câu hỏi tu từ đáp ứng đầy đủ tiêu chí của một câu hỏi thông thường, nhưng về ý nghĩa, ngay trong câu hỏi tu từ đã có câu trả lời hoặc mang ý nghĩa gửi gắm cảm xúc, thông điệp mà người nói, người viết muốn truyền đạt.

Câu hỏi tu từ thường được vận dụng trong thể loại văn  bản nghệ thuật, tức là những sáng tác văn chương của nghệ sĩ để mang đến sự xoáy sâu nội dung, ý nghĩa trong tâm thức của độc giả, đồng thời giúp cho ý văn, ý thơ được diễn đạt ấn tượng, thú vị hơn.

Câu hỏi tu từ là gì? Ví dụ và hiệu quả nghệ thuật của câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ là gì? Ví dụ và hiệu quả nghệ thuật của câu hỏi tu từ

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về: Bạo lực học đường là gì? Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường chọn lọc

Đặc điểm của câu hỏi tu từ

Về hình thức, câu hỏi tu từ mang hình thức của một câu nghi vấn, có từ để hỏi và dấu hỏi chấm được đặt ở cuối câu.
Về nội dung, câu hỏi tu từ luôn ngầm ẩn một nội dung phán đoán nào đó, có thể là khẳng định hoặc phủ định nội dung được đặt ra trong câu hỏi.
Về mục đích, câu hỏi tu từ nhằm khẳng định, nhấn mạnh ý nghĩa mà người nói muốn truyền đạt.
Khi câu hỏi tu từ chứa từ ngữ phủ định, thường câu hỏi này mang nội dung khẳng định ngầm mệnh đề được nói đến. Ngược lại, những câu hỏi tu từ không có từ ngữ phủ định thường lại mang nội dung thể hiện phủ định ý nói đến trong mệnh đề.

Ví dụ:

Một người sau khi kể một câu chuyện cho người đối diện nghe, nhìn biểu hiện sắc mặt tránh né câu chuyện của người đối diện, anh ta thốt lên:

“ Anh mà cũng không hiểu chuyện này ư?”

=> Đây là một câu hỏi tu từ, bởi mục đích đặt ra câu hỏi này không phải để muốn người đối diện trả lời.

=> Trong câu hỏi tu từ này có từ phủ định “không hiểu” nhưng thực tế người nói muốn nhấn mạnh và khẳng định rằng “Chắc chắn anh là người hiểu chuyện này rõ nhất”.

Tương tự, sau khi nghe một người kể một câu chuyện được cho là bí mật, người đối diện thốt lên rằng:

“Anh cũng biết chuyện này sao?”

=> Đây là một câu hỏi tu từ, bởi mục đích đặt ra câu hỏi này không phải để hỏi (vì chắc chắn người kia kể rành mạch câu chuyện thì anh ta biết chuyện là điều đương nhiên)

=> Trong câu hỏi tu từ này không có từ phủ định, nhưng thực tế người nói muốn thể hiện ý phủ định rằng “tôi cứ tưởng anh không biết chuyện này”.

Hiệu quả nghệ thuật/ Tác dụng của câu hỏi tu từ

Thông thường hiệu quả nghệ thuật của câu hỏi tu từ được thể hiện như sau:

Về mặt nội dung:

Câu hỏi tu từ nhằm bộc lộ cảm xúc, thái độ, tình cảm của người nói, người viết (đó có thể là sự suy tư, trăn trở, day dứt, xót thương,…)

Ví dụ minh họa: 

Trong bài thơ ”Sóng” của Xuân Quỳnh:

Câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?”

=> Hiệu quả nghệ thuật: Sự suy tư, băn khoăn, trăn trở của tác giả về cội nguồn của sóng – tình yêu.

Câu hỏi tu từ nhằm thể hiện sự khẳng định hay phủ định điều mà người nói muốn hướng tới.

Ví dụ minh họa:

Trong bài thơ ”Người con gái Việt Nam” của Tố Hữu:

Câu hỏi tu từ:

“Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây, hay là mây là suối”

=> Tác dụng: Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của người con gái Việt Nam.

Về mặt nghệ thuật:

Câu hỏi tu từ giúp cho cách diễn đạt trở nên sống động, tạo ấn tượng trong lòng người đọc.
Ví dụ về câu hỏi tu từ

Ví dụ 1: 

Trong văn bản đọc hiểu đề thi THPT quốc gia năm 2018:

Hãy thức dậy, đất đai!

cho áo em tôi không còn vá vai

cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn…

xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm

rồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non

châu báu vô biên dưới thềm lục địa

rừng đại ngàn bạc vàng là thế

phù sa muôn đời như sữa mẹ

sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể

còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?

lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

***

Lúc này ta làm thơ cho nhau

đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt

ta ca hát quá nhiều về tiềm lực

tiềm lực còn ngủ yên…

Tp. Hồ Chí Minh 1980 – 1982

(Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em, Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289-290)

Câu hỏi tu từ: ”còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào? lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?”

Tác dụng: 

Về nội dung, bộc lộ sự băn khoăn, trăn trở của tác giả trước thực trạng đất nước giàu tài nguyên nhưng vẫn còn nghèo.
Về nghệ thuật, câu hỏi tu từ giúp cho cách diễn đạt trở nên ấn tượng với người đọc, khắc sâu trong tâm trí người đọc về sự thổn thức, trăn trở của tác giả.

Ví dụ 2:

* Trong bài ”Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” của Nguyễn An Ninh:

Câu hỏi tu từ: 

“Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu? Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?”

Tác dụng: 

Về mặt nội dung, tác giả khẳng định sự giàu có của ngôn ngữ – tiếng mẹ đẻ; đồng thời phủ định, bác bỏ những ý kiến cho rằng tiếng mẹ đẻ nghèo nàn.
Về mặt nghệ thuật, câu hỏi tu từ giúp cho cách diễn đạt trở nên ấn tượng với người đọc, người nghe.

Ví dụ 3: 

Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết:

“ Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

Câu hỏi tu từ: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?” và “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

Tác dụng:

Thể hiện cảm xúc của Thúy Kiều trước cảnh vật thiên nhiên hiện ra trước mắt khi ở lầu Ngưng Bích:

“Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”: thể hiện nỗi buồn man mác cho thân phận nhỏ bé của cánh buồm nơi cửa bể hay chính là thân phận Kiều đang lênh đênh chốn đất khách quê người.

“Hoa trôi man mác biết là về đâu?”: Thể hiện sự mông lung, vô định cho cánh hoa vùi dập giữa dòng nước hay chính là sự vô định của đời Kiều trong sóng gió cuộc đời, không biết tương lai sẽ đi đâu về đâu.

Về nghệ thuật, câu hỏi tu từ giúp cho câu thơ trở nên ấn tượng, xoáy sâu trong lòng của người đọc.

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về: 14/5 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 14/5 

Phân biệt Câu hỏi tu từ và Câu hỏi thường

Sự khác biệt giữa câu hỏi tu từ và Câu hỏi thường chắc chắn không nằm ở hình thức, vì về mặt hình thức hai câu hỏi này gần như tương đồng nhau (có từ để hỏi, có dấu hỏi chấm cuối câu). Chính vì vậy, sự khác biệt nằm ở nội dung và mục đích của từng loại câu hỏi:

Câu hỏi thường: là câu hỏi được đặt ra với mục đích chính nhất là để hỏi, khai thác những thông tin mà người nói chưa biết từ người đối diện để làm sáng tỏ điều gì đó.

=> Trong câu hỏi thường, chủ thể sẽ gốm người hỏi và người được hỏi.

Câu hỏi tu từ: là câu hỏi được đặt ra với mục đích để khẳng định hoặc nhấn mạnh một ý nghĩa, thông điệp, cảm xúc nào đó mà người nói muốn truyền tải.

=> Trong câu hỏi tu từ, chủ thể có thể chỉ là người nói, người viết, đôi khi không cần đối tượng thứ hai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *