Khám phá chùa Đậu Thường Tín

Chùa Đậu Thường Tín là một ngôi chùa mang những nét đẹp di tích lịch sử văn hóa cổ giữa thủ đô Hà Nội. Vậy Chùa Đậu Thường Tín ở đâu, lịch sử hình thành và nét kiến trúc độc đáo như thế nào và có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu chi tiết về ngôi chùa này qua bài viết dưới đây nhé!

Vị trí địa lý

Chùa Đậu còn có những tên gọi khác là Pháp Vũ Tự, Thành Đạo Tự,… tọa lạc lại cuối làng thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa này gắn liền với thời kỳ Phật giáo du nhập vào khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, là ngôi chùa minh chứng cho sự giao thoa văn hóa giữa Phật giáo và tín ngưỡng văn hóa dân gian của người Việt và cho tới nay ngôi chùa này đã tồn tại gần 2000 năm. Chùa là nơi thờ Đại Bồ Tát Pháp Vũ trong hệ thống Tứ pháp ( Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) hay còn được gọi là Bà Đậu. Chùa Đậu Thường Tín còn lưu trữ những cổ vật từ nhiều đời vua khác nhau, lưu trữ nhiều giá trị văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật cùng với bề dày lịch sử của mình cho nên chùa Đậu đã được xếp hạng di tích lịch sử nghệ thuật loại A vào năm 1964 và nằm trong hệ thống di tích lịch sử của huyện Thường Tín.

chua-dau-thuong-tin

Lịch sử hình thành

Theo trụ trì của chùa là Đại Đức Thích Thanh Nhung, ngôi chùa đã được thành lập và xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 3 ( từ năm 200 đến năm 210), dưới thời triều nhà Lý với mục đích để cho dân chúng tu hành và từ đó cái tên Thành Đạo ra đời. Sau đó, chùa còn được gọi với cái tên Pháp Vũ Tự bởi vì khi đó trụ trì đã rước Đại Thánh Pháp Vũ Đại Bồ Tát về chùa thờ.

Theo thời gian, chùa đã bị xuống cấp trầm trọng và được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Theo đó, lần trùng tu lớn nhất là khoảng năm 1566- 1577, lúc đó là thời nhà Mạc. Lần tiếp theo là vào năm 1635 đời vùa Lê Thần Tông, chùa được bà Ngô Thị Ngọc Huyên – cung tần trong triều đình – người khởi xướng trùng tu lại quy mô cũng như sửa chữa lại chùa. Cũng nhờ lần trùng tu này mà chùa trở nên khang trang, lộng lẫy, uy nghiêm, lừng lẫy và được phong tặng là “ Đệ nhất danh lam” lúc bấy giờ.

Vào thời chống Pháp, lúc đó vào năm 1947 chùa bị tàn phá nặng nề, do đó người dân đã đứng lên kêu gọi và cùng nhau công đức để tu sửa lại chùa nhưng cũng chỉ khôi phục được phần nào không thể còn giống như lúc đầu. Đến năm 2010 khi đó là trước thời gian diễn ra đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, chùa đã được cải tạo lại và khoác lên mình diện mạo như ngày hôm nay. Tuy nhiên, đến đầu năm 2013, chùa có dấu hiệu xuống cấp, tường bao lở loét, nhà tả vu, gác chuông bị vẹo, dột nát và cho đến năm 2014 chùa được các cơ quan thẩm định cấp phép tu bổ lại chùa. Năm 2021 dự án tu bổ, tôn tạo lại chùa Đậu là được khởi công và hoàn thành cùng năm đó.

Khám phá kiến trúc độc đáo tại chùa Đậu Thường Tín

Chùa Đậu được xây dựng ban đầu với quy mô lớn, mang đậm nét cổ xưa, có nhiều nét độc đáo của kiến trúc những năm thuộc thế kỷ 17 và được thiết kế theo kiểu “ nội công ngoại quốc”. Khuôn viên chùa bao gồm cổng Tam Quan, nhà tả vu – hữu vu, tiền đường, tàm bảo, nhà tổ,… Bao quanh chùa là một hồ nhân tạo có diện tích khoảng 5 mẫu, ở giữa hồ có một phương đình lớn tạo hình giống đài hoa sen được bắc qua một chiếc cầu tre. Chùa có những mái ngói mũi hài, các cột, xà chạm khắc hình rồng, những bệ đá hoa sen.

Cổng Tam Quan có cấu trúc hai tầng tám mái và trên tầng của cổng chùa được treo một quả chuông đồng, cho đến nay chuông đồng cũng đã có tuổi đời hơn 220 năm. Cổng chùa được lợp bằng ngói vảy cá đỏ, các góc mái đều được chạm khắc theo hình đầu đao cong vút. Ngoài ra, còn có những mảng chạm khắc họa tiết hình rồng chầu mặt nguyệt, lân, phượng kết hợp với chữ Hán.

Bên trong Chánh điện của chùa là một gian tiền đường được dùng để trưng bày tượng những vị Thập bát La Hán. Phía sau chánh điện là một điện thờ nhỏ dùng để thờ nữ thần Pháp Vũ. Thiết kế bên trong Chánh điện  rất độc đáo và mang đậm nét văn hóa thế kỷ 17.

Có thể bạn quan tâm Chùa Phúc Lâm. Ngôi chùa dát vàng khiến du khách mê mẩn

Chùa Đậu Thường Tín có gì đặc biệt?

Lưu giữ những di vật và cấu kiện kiến trúc quý

Hiện tại, chùa còn đang giữ nhiều di vật cũng như cổ vật từ thời phong kiến xa xưa. Trong đó gồm có 6 bia đá được khắc từ thế kỷ 16 đến 18. Ngoài ra còn có hệ thống gạch thời Mạc được trang trí hình thú, rồng, cá hóa long, nhiều loại hoa lá. Và nổi bật nhất chính là các mảng gỗ được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo, mang đậm phong cách mỹ thuật thời Lê.

 Lưu giữ hai pho tượng được tạo từ di hài của hai vị thiền sư

Vào năm 2007, trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục chùa Đậu là ngôi chùa có tượng nhục thân đầu tiên tại Việt Nam. Đó là 2 pho tương được tạo từ di hài của hai vị thiền sư là Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh, đồng thời hai vị là hai trụ trì chùa Đầu vào đầu và giữa thế kỷ 17. Hai  pho tượng được ví như “ quốc bảo” thiêng liêng và được nhân dân cung kính ví như 2 vị Đức phật sống. Tính đến thời điểm hiện tại, hai pho tượng đã tồn tại gần 4 thế kỷ do đó pho tượng của thiền sư Vũ Khắc Trường đã bị hư hại không ít. Còn tương của thiền sư Vũ Khắc Minh có chiều cao 59cm, nặng 7kg, 2 tay chắp trước bụng, 2 chân bắt chéo theo tư thế kiết già, người hơi cúi về phía trước vẫn còn tương đối nguyên vẹn.

Phương thức di chuyển

Chùa Đậu Thường Tín nằm ở ngoại thành Hà Nội nhưng cách cũng không quá xa trung tâm thành phố Hà Nội, chỉ khoảng chừng 25km thôi. Nếu bạn di chuyển từ trung tâm Hà Nội, thì phải đi theo Quốc lộ 1A hướng đi Thường Tín để đến xã Nguyễn Trãi. Sau đó, bạn rẽ phải và tiếp tục di khoảng chừng 2km nữa là sẽ nhìn thấy bảng chỉ dẫn hướng đi vào chùa Đậu Thường Tín. Tiếp đó, đi theo biển báo đến khu vực ngã 3, bạn tiếp tục rẽ sang sông Nhuệ đi tới cuối bờ sông là tới chùa. Hoặc bạn có thể di chuyển bằng xe buýt số 06 tuyến Giáp Bát – Phú Xuyên, rồi xuống xe ở bến Quất Động. Sau đó, nên bắt xe ôm rẽ hướng tây vào khu công nghiệp Quất Động rồi đi một đoạn ngắn khoảng 1,7km nữa là sẽ nhìn thấy bảng chỉ dẫn vào chùa.

Kinh nghiệm khi đến chùa Đậu Thường Tín

Dưới đây là một số kinh nghiệm mà Decor Hà Nội đã tổng hợp được khi đến chùa Đậu Thường Tín:

Phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ chỉnh tề, không được quá hở hang, tốt nhất là nên mặc quần áo tối màu, kín đáo để tránh làm ảnh hướng đến sự thanh tịnh của chùa đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng, tôn kính với các bậc bề trên. Hơn nữa, vì không gian trong chùa rất yên tĩnh nên khi tham quan và đi lễ nơi đây bạn phải hạn chế sự ồn ào như ông cha ta đã có câu “ đi nhẹ nói khẽ cười duyên”.
Trước khi đi chùa, bạn nên đổi tiền lẻ để khi vào lễ có thể dễ dàng đặt lễ và quyên góp, nhưng tuyệt đối không được chà tiền và rải tiền khắp nơi.
Ở ngoài cổng chùa có nhiều chỗ bán nhiều quà lưu niệm rất đẹp, bạn có thể mua về làm quà nhưng phải thật tỉnh táo vì có nhiều người lợi dụng chốn linh thiêng nói những lời mê tín dị đoan để trục lợi cá nhân.
Nếu bạn muốn trải nghiệm, thưởng ngoạn lễ hội chùa Đậu thì nên đến trong 3 ngày từ ngày 8 đến ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức rất thú vị và thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham dự và chiêm bái.

Bạn quan tâm Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Quảng Ninh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *