Trong bài viết này, cùng Decor Hà Nội trả lời những câu hỏi xoay quanh lợi nhuận như: Lợi nhuận là gì? Tỷ suất lợi nhuận là gì? Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận thương nghiệp. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết!

Lợi nhuận là gì

Lợi nhuận là gì?

– Lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư, nhưng được quan niệm do toàn bộ tư bản ứng trước sinh ra

     Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí sản xuất

     🡪      p     = (c+v+m) – (c+v )=m

* So sánh lợi nhuận và giá trị thặng dư:

– Giống: đều có chung nguồn gốc là kết quả không công của công nhân.

– Khác:

  + Giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân.

  + Lợi nhuận là 1 hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư. Nó phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, ví nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra. Nguyên nhân là do:

Thứ nhất, việc p sinh ra trong quá trình sản xuất nhờ bộ phận v được thay thế bằng k=c+v, bây giờ p được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước.

Thứ hai, do chi phí sản xuất tư bản CN luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, cho nên  nhà tư bản chủ cần bán hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất tư bản CN và có thể thấp hơn giá trị hàng hóa là đã có lợi nhuận. Đối với nhà tư bản, họ cho rằng lợi nhuận là do việc mua bán, do lưu thông tạo ra, do tài kinh doanh của nhà tư bản mà có. Điều này được thể hiện ở chỗ, nếu nhà tư bản bán hàng hóa với giá cả bằng giá trị của nó thì p=m; nếu bán với giá cả cao hơn giá trị thì p>m và ngược lại. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội và trong 1 thời gian dài thì tổng giá cả bằng tổng giá trị, nên tổng lợi nhuận cũng bằng tổng giá trị thặng dư. Chính sự không nhất trí về lượng giữa p và m, nên càng che giấu bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản

Tỷ suất lợi nhuận

* Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước.

p’=mc+v×100%

🡪 Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả của công việc đầu tư tư bản ( mức doanh lợi, sinh lời của việc đầu tư)

* Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

–   Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ càng lớn thì p’ càng lớn.

–   Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm.

–   Tốc độ chuyển của tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng trƣớc càng nhiều lần, giá trị thặng dư theo đó mà tăng lên làm tỷ suất lợi nhuận tăng theo.

–   Tiết kiệm tư bản bất biến: Trong điều kiện TS giá trị thặng dư và tư bản khả biến (v) không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn. Theo p’=mc+v×100%, khi m và v không đổi thì nếu c càng nhỏ thì p’  càng lớn.

Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường

  – Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa những người sản xuất cùng 1 mặt hàng để dành những điều kiện sản xuất tốt nhất, bán hàng tốt nhất, thu được lợi nhuận siêu ngạch.

– Mục đích: thu được lợi nhuận siêu ngạch: mSN= giá trị hàng hóa – giá trị cá biệt

– Biện pháp: các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa sản xuất ra thấp hơn giá trị hàng hóa.

– Kết quả: 

+ Cá nhân: thu được nhiều lợi nhuận hơn🡪 giá trị thặng dư siêu ngạch tăng

 + Xã hội: hình thành nên giá trị thị trường ( giá trị xã hội) của từng loại hàng hóa. Điều kiện sản xuất trung bình trong ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng thì giá trị thị trường của hàng hóa giảm xuống.

 Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân

– Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa những người sản xuất thuộc các ngành khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn bằng cách di chuyển tư bản bao gồm tư liệu sản xuất, sức lao động từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.

– Kết quả: hình thành nên 1 mức tỷ suất lợi nhuận chung trong ngành kinh tế

– Ở các ngành sản xuất có những điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹ thuật và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà tư bản ở ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp không thể bằng lòng, đứng yên trong khi những ngành khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Do đó các ngành này sẽ tự phát di chuyển sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, làm cho sản phẩm ở ngành mới này nhiều lên, giá cả hàng hóa hạ xuống thấp hơn giá trị của nó, và tỷ suất lợi nhuận của ngành mới này giảm xuống. Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi cả tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành và chỉ tạm dừng khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành xấp xỉ bằng nhau. Từ đó hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân.

– tỷ suất lợi nhuận bình quân (p’) là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản CN.

– LN bình quân (p) là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào.

Nguồn gốc, bản chất lợi nhuận thương nghiệp, cho ví dụ minh họa

– Tư bản thương nghiệp là tư bản chuyên hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa và kiếm lời qua trao đổi mua bán. Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là 1 bộ phận của tư bản công nghiệp được tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp.

– Nguồn gốc lợi nhuận của tư bản thương nghiệp:

+ Trong thời kì phong kiến: lợi nhuận thương nghiệp được coi là do mua rẻ, bán đắt từ lừa đảo,cân đo đong đếm giả dối, lợi dụng người sản xuất mà có.

+ Trong thời kỳ tư bản CN: lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp, để nhà tư bản tiêu thụ hàng cho mình. Trên thực tế, các nhà tư bản thu LNTN từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Điều này có là do tư bản mua hàng của tư bản với giá thấp hơn giá trị (đồng nghĩa với việc tư bản CN chấp nhận nhượng 1 phần giá trị thặng dư cho tư bản) sau đó, tư bản lại bán hàng cho người tiêu dùng với giá đúng giá trị của nó.

     VD: Một nhà tư bản CN có 1 lượng tư bản ứng trước là 900, trong đó phân thành 720c + 180v. Giả định m’=100% thì giá trị hàng hóa sẽ là:  720c+180v+180m=1080

Tỷ suất lợi nhuận công nghiệp là:    p’ công nghiệp=180900×100%=20%

 Giả sử tư bản ứng ra 100 tư bản để kinh doanh thì tổng tư bản ứng ra của cả 2 nhà tư bản là: 900+100=1000.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân là: p=1801000×100%=18%

Theo tỷ suất lợi nhuận chung này, tư bản chỉ thu được khoản lợi nhuận bằng 18%  số tư bản ứng ra tức 18%.900=162, và tư bản sẽ bán hàng hóa cho tư bản với giá : 900+162=1062.

Còn tư bản sẽ bán hàng cho người tiêu dùng theo giá bằng giá trị hàng hóa là 1080

Khi đó, lợi nhuận thương nghiệp là: p thương nghiệp=1080 – 1062 =18 tương ứng với tỷ suất 18% của tư bản ứng trước. 

Trên đây là bài viết của Decor Hà Nội về các câu hỏi liên quan đến lợi nhuận trong bộ môn kinh tế chính trị. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *