Khi tìm hiểu về văn hóa thờ Mẫu Tứ Phủ, một câu hỏi được nhiều người thắc mắc và đặt ra đó là: Tôn nhang bản mệnh là gì? Có nên lập tôn nhang bản mệnh hay bát hương bản mệnh không? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi bài viết tìm hiểu về tôn nhang bản mệnh của Decor Hà Nội dưới đây.

Bản mệnh và màu bản mệnh là gì?

Trước khi tìm hiểu về tôn nhang bản mệnh, chúng ta nên hiểu bản mệnh là gì.

Người xưa có câu “Nhất mệnh, nhì vận” để khẳng định vai trò quan trọng số 1 của vận mệnh quyết định đến sự thành bại, thuận suy trong cuộc đời một con người. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về mệnh và cung là một trong những kiến thức cực kỳ quan trọng của tử vi phong thủy đời người.

Theo quan niệm của tử vi, bản mệnh, còn được gọi là mệnh hoặc sinh mệnh, là một trong năm nguyên tố ngũ hành (Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa) mà mỗi người thuộc vào, được quy định bởi năm sinh âm lịch của chúng ta. Ví dụ: người sinh năm 2000 có bản mệnh là Bạch Lạp Kim.

Quy luật trong mệnh phong thủy đó là: những người cung năm sinh Âm lịch dù nữ hay nam thì đều có mệnh phong thủy giống nhau, và 60 năm sẽ lặp lại 1 lần.

Tương ứng với mỗi bản mệnh là những màu sắc đại diện cho đặc trưng của bản mệnh đó. Ví dụ như màu sắc của người mang bản mệnh Kim đó chính là màu trắng, vàng. xám, đại diện cho tính kim loại. Những màu sắc này là một yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa và cân bằng yếu tố âm dương, ngũ hành.

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Bùa yêu là gì? Những dấu hiệu nhận biết bạn có bị bỏ bùa hay không?

Tôn nhang bản mệnh là gì?
Tôn nhang bản mệnh là gì?

Tôn nhang bản mệnh là gì?

Tôn nhang bản mệnh hay còn được gọi là bát hương bản mệnh, là loại bát hương được thờ tự tại nhà hoặc gửi vào đền chùa như một nghi thức mà con người gửi gắm thân mệnh của mình lên các đấng thần linh để nguyện cầu được che chở, bảo vệ từ các ngài. Đây là một nghi thức trong văn hóa thờ Mẫu của người Việt ta có từ rất lâu đời.

Có thể nói, khi bạn tôn nhang bản mệnh tức là bạn thành tâm gửi thân mệnh của mình nơi tiên thánh, để nuôi dưỡng lòng thiện, đức từ bi, cũng như hướng con người đến cách sống đạo đức hơn. Từ đó, có được cho mình những phước lành.

Ý nghĩa của tôn nhang bản mệnh là gì?

Trong tâm thức của người Việt, tôn nhang bản mệnh mang nhiều giá trị tâm linh tốt đẹp, là một cách để hướng con người đến lối sống thiện, tu tâm dưỡng phúc, tránh làm những điều ác, gây hại cho người khác vì mọi người đều hiểu được quy luật nhân quả. Con người sống thiện để có được sự bình an trong chính tâm mình, vì bản thân đã đi theo thánh, theo mẫu, nên luôn ý thức rằng có sự đồng hành, dõi theo của đấng trên trong mỗi suy nghĩ, hành động và lời nói của mình.

Khác với bát hương trong phong thủy đặt bàn thờ gia tiên, việc tin hay không tin vào Tôn nhang bản mệnh phụ thuộc vào quan niệm của mỗi gia đình. Nhưng một điều chắc chắn rằng Tôn nhang bản mệnh có tác động tích cực lên lối sống, suy nghĩ của mỗi người, biết tu dưỡng nhân cách của bản thân, tạo nên những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.

Những ai nên thực hiện lễ Tôn nhang bản mệnh?

Theo quan niệm của Thánh và Tiên đạo, tôn nhang  bản mệnh thường chia làm hai loại chính đó là tự nguyện và bắt buộc.

Trường hợp bắt buộc làm tôn nhang bản mệnh, đó là đối với những người có căn đồng. Trước khi có thể mở phủ tiến lễ, trình đồng, những cô đồng, cậu đồng cần xin tôn nhang phụng sự trước, nếu nhà thánh tiếp tục bảo vệ, che chở thì mới có thể làm những canh lễ dâng tiến, mở phủ sau đó. Trường hợp căn nặng, chưa tôn nhang nhưng phải tiến căn và trình đồng mở phủ thì trong ngày lễ đầu tiên mở phủ có thể thực hiện đồng thời với nghi lễ tôn nhang bản mệnh.

Trường hợp tự nguyện đối với bất cứ người nào thành tâm theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Họ đều có thể đến đền, phủ xin tôn nhang phụng sự Tiên Thánh cầu an bản mệnh cho mình.

Những người lập bát hương bản bệnh với mong cầu nhận được sự che đỡ của các vị thánh thần thường nằm trong các trường hợp sau:

  • Trẻ con hoặc người lớn thường xuyên bị bệnh tật, ốm yếu, khó nuôi.
  • Trong gia đình có người hoặc con cháu có tính các ngỗ ngược và khó dạy bảo.
  • Những người muốn tìm hiểu và theo con đường tu đạo, chiêm nghiệm về đạo.

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Chúa Bà Ngũ Hành là ai? Những nơi thờ Bà Chúa Ngũ Hành? 

Nghi lễ tôn nhang bản mệnh Tứ Phủ gồm những gì?

Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện cho nghi lễ Tôn nhang bản mệnh thường là mùa Xuân (tháng giêng, hai, ba) hoặc mùa Thu (tháng tám, chín, mười)  trước khi lập đông. Lưu ý không thực hiện tôn nhang vào dịp tháng bảy mặc dù là tiết Thu, vì tháng bảy là tháng cô hồn không vượng khí cho tín chủ.

Địa điểm thực hiện

Nghi lễ Tôn nhang bản mệnh được thực hiện tại các đền, phủ, điện, đài thờ Tứ phủ. Lưu ý tuyệt đối không thực hiện nghi này này ở nơi thờ Tam Bảo, chư Phật, đình, miếu thờ Thành Hoàng hoặc các vị nhân thần không có trong Tứ phủ.

Khi tôn nhang bản mệnh, cần thiết có sự hướng dẫn, giúp đỡ của thủ nhang, hay đồng trưởng của đền, điện hoặc đồng thầy nơi khác đến.

Chuẩn bị cho nghi lễ Tôn nhang bản mệnh

Để tiến hành nghi lễ tôn nhang bản mệnh, tín chủ cần phải chuẩn bị lễ vật cúng Thánh trong ngày hôm đó. Lễ vật có thể bao gồm:

  • Lễ lục cúng bao gồm hương-đăng-hoa-trà-quả-thực, tùy tâm theo điều kiện và lễ mặn (gà hoặc miếng thịt lợn luộc, đĩa xôi, rượu).
  • Lễ cúng hạ ban là 7 quả trứng gà hoặc trứng vịt sống, gạo, muối, rượu và có thể thêm miếng thịt lợn sống xắt ra 5 miếng nhỏ.
  • Vàng mã có nghìn vàng Tứ phủ hoặc nghìn vàng hoa, mâm hài Tứ Phủ 24 đôi (12 đôi to và 12 đôi nhỏ chia 4 màu), thêm đinh vàng lá … (có bảng tra bản mệnh lục thập hoa giáp in tên hiệu Thánh bản mệnh và tiến lễ kim ngân hài hán, vàng mã và đồ vật tùy tuổi của tín chủ).

Thực hiện nghi lễ tôn nhang bản mệnh

Khi thực hiện nghi lễ tôn nhang, tín chủ được ngồi ở giữa sập hành lễ, trùm khăn phủ diện đỏ, đầu đội tráp hay mâm có bát ngang, sớ xin tôn nhan, vàng lá, đôi nén đặt hai bên bát nhang, hoa tươi, cơi trầu cau. Đồng thầy đại tấu thỉnh tên hiệu Thánh bản mệnh cho tín chủ, đọc tên tuổi, địa chỉ với các điều cầu mong cát khánh. Sau đó, khất đài âm dương, nếu xin được đài nhất âm nhất dương mới xin hạ bát nhang xuống để yên bị bát nhang tại đền, phủ.

Sau khi đã yên vị bát nhang, tín chủ xin hóa kim ngân vàng mã, giấy sớ và sau ba ngày thì phải đến đền thành tâm lễ tạ Tiên Thánh. Từ đây tín chủ đã chính thức trở thành đệ tử của Tín ngưỡng thờ Mẫu, nơi tôn nhang bản mệnh được coi là chốn tổ của đệ tử ấy.

Về nguyên tắc, khi xin bát hương bản mệnh ở đền, phủ, điện thì người này sẽ trở thành con hương đệ tử ở đó. Bát hương sẽ được đặt tại đền, phủ, điện thực hiện tôn nhang. Vào các dịp đầu năm, lễ, ngày đầu tháng hay ngày rằm, tín chủ nên đến thắp hương, khấn vái đầy đủ để thể hiện tấm lòng của mình. Nếu khoảng cách xa xôi, tín chủ có thể xin bát hương bản mệnh về để thờ tại gia.

Ngày nay, nghi thức tôn nhang bản mệnh tại các đền, phủ đã được thay đổi một chút, vì lí do diện tích nơi thờ tự chật hẹp, không thể đặt để hết được các bát hương bản mệnh, nên giờ đây đa phần tôn nhang cho các đệ từ bằng các di hiệu tên Thánh bản mệnh, cho vào phong bao đỏ hay giấy trang kim để thờ trong các hộp gỗ hoặc hộp kính đặt trang nghiêm tại bàn thờ. Di hiệu chư vị bản mệnh bao gồm:

  • Một cốt hiệu: Tam giới Thiên chúa, Tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế (cũng có đền phủ không tôn cốt hiệu này).
  • Một cốt hiệu của vị chính cai bản mệnh
  • Một cốt hiệu chư vị cai bản mệnh của tuổi chín chủ theo bản tra lục thập hoa giáp (các tên hiệu Thánh cai bản mệnh này có thể cho gia chủ biên chép lại để biết, có lúc kêu cầu khấn đảo)

Văn khấn bốc bát hương bản mệnh

Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ, tín chủ có thể sử dụng bài văn khấn như sau:

“Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiến linh, hiến pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …, tháng …, năm …

Tên con là … tín chủ của …, ngụ tại …

Con xin làm lễ bốc bát hương bản mệnh, mục đích con nguyện khấn cầu …, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, làm ăn phát đạt, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các vị Thánh bản mệnh. Hôm nay con xin làm lễ bốc bát hương, kính xin các Ngài phù hộ độ trì cho con.”

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Bà Chúa Ngọc là ai? Tìm hiểu sự tích về Bà Chúa Ngọc 

Lưu ý

Chúng ta thực hiện nghi thức tôn nhang bản mệnh để có cho mình điểm tựa tinh thần vững vàng, hướng bản thân đến thiện tâm, thiện chí. Nhưng một điều lưu ý rằng, chúng ta không nên dựa dẫm vào một bát hương bản mệnh và cho rằng nghi thức này sẽ giúp con người đổi đời, bảo vệ và kéo dài sự bình an của chúng ta. Không ai có thể gánh hộ bạn những nghiệp quả mà chúng ta đã gây ra và sẽ gây ra. Vì vậy, về cơ bản, sự bình an, phúc lộc không phụ thuộc vào việc chúng ta có đến đền, phủ làm tôn nhang bản mệnh hay không, mà phụ thuộc vào cách chúng ta sống, chúng ta hành động trong kiếp sống này. Sống tốt từ tâm, thiện từ chí, chắc chắn chúng ta sẽ có được sự bình an chân thật. Vì vậy, hãy nhớ, không ai thay đổi số mệnh của con người, ngoại trừ chính chúng ta – người có quyền làm chủ cuộc đời mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *