Trong không khí những ngày cuối năm, chắc chắn mọi người sẽ đều náo nức và có một chút xốn xang đợi thời điểm giao thừa. Giao thừa là một nét đẹp trong phong tục ngày Tết của người dân Việt Nam. Trong bài viết này, cùng Decor Hà Nội khám phá và trả lời những câu hỏi được nhiều người tìm kiếm trên Google về phong tục giao thừa như: Giao thừa là gì?  Ý nghĩa những phong tục đón giao thừa ở Việt Nam. Những điều nên làm và kiêng kỵ trong đêm giao thừa. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết!

Giao thừa là gì Phong tục và ý nghĩa của khoảnh khắc này

Giao thừa là gì?

Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thường được mọi người đặt vào thời gian là 12h đêm chuyển giao giữa ngày cuối cùng của năm cũ với ngày đầu tiên của năm mới. Đây là thời khắc đất trời chuyển giao, chào mừng năm mới, và gia đình cũng mời tổ tiên về nhà để cùng đón lễ năm mới. Vì vậy trong thời khắc thiêng liêng này, mọi người thường làm lễ để cúng trời đất và gia tiên. 

Đêm giao thừa trong truyền thống còn được gọi là đêm Trừ Tịch, từ 11h đêm ngày cuối cùng năm cũ trong âm lịch đến 1h sáng của ngày đầu tiên năm mới được gọi là đêm thiêng liêng nhất. Vì quan điểm trong phong thủy cho rằng, thời khắc giao thừa là thời khắc âm dương hòa hợp, mang theo vận khí cực thịnh của sự sống, yên vui và may mắn. Chính vì vậy, mọi người thường cùng nhau dâng nén hương thành kính tới ông bà tổ tiên, cùng nhau ngắm pháo hoa rực rỡ trên bầu trời và chào đón năm mới bằng những câu chúc ý nghĩa, gắn kết nhất. Trong thời khắc này, mọi người thường quan niệm đất trời sẽ lắng nghe lòng người, nên mọi người thường giữ trong mình sự an vui, hồ hởi, niềm lạc quan và hy vọng cho một năm mới bình an, tài lộc, sức khỏe và may mắn. 

Ý nghĩa những phong tục đón giao thừa ở Việt Nam

Người Việt chúng ta có nhiều phong tục truyền thống ý nghĩa trong đêm giao thừa, là người con đất Việt chúng ta cũng nên ngồi lại một lần tìm hiểu về ý nghĩa sâu xa của những phong tục này là gì bạn nhé!

Cúng giao thừa

Một trong những phong tục không thể thiếu trong đêm giao thừa đó chính là mâm cúng giao thừa. Ở mỗi miền, mâm cúng giao thừa có thể được bày trí theo những cách rất khác nhau, nhưng nhìn chung, ý nghĩa vẫn hoàn toàn giống nhau. Thứ nhất, mâm cúng giao thừa ngoài trời mang ý nghĩa cảm tạ đất trời đã cho con người một năm mưa thuận gió hòa, bảo vệ và ôm ấp muôn loài để con người có thể sống hạnh phúc, sum vầy. Ngày xưa, Việt Nam chúng ta là một đất nước thuần nông, ý nghĩa của thời tiết, khí hậu trong trời đất đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì vậy lòng tỏ bày cảm tạ tới đất trời là một điều không thể thiếu trong khoảnh khắc đất trời chuyển giao này. 

Bên cạnh đó với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” ngàn đời của dân tộc Việt Nam, con cháu chúng ta luôn bày tỏ lòng biết ơn với cha ông của mình. Nén hương thơm cùng mâm cơm cúng tổ tiên cũng để thể hiện lòng biết ơn này, mời các cụ quá cố về ăn Tết cùng gia đình và mong cầu sự bảo hộ từ gia tiên trong năm mới tới. 

Xông nhà

Đây là một phong tục rất hay của người Việt chúng ta. Xông nhà là việc một người đầu tiên bước vào ngõ, vào cửa nhà của gia chủ để chúc Tết và người này thường có tuổi hợp với tuổi của chủ nhà. Bởi mọi người quan niệm rằng, đầu năm, vượng khí thịnh, kết hợp cùng sự hòa hợp trong tuổi tác, sẽ giúp cho năm mới nhiều sự suôn sẻ và bình an. Người đến xông nhà thường sẽ ngồi lại nói chuyện với gia chủ về những điều năm qua làm được, dự định của năm mới, đồng thời sẽ gửi đến nhau lời chúc sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc cùng những chiếc bắt tay nồng hậu. 

Chọn hướng xuất hành

Đây là hình thức mọi người sẽ chọn cho mình hướng xuất hành khỏi nhà theo hướng và thời gian may mắn vào sáng mùng 1 đầu năm. Người phương Đông vẫn thường quan niệm rằng, “đầu xuôi đuôi lọt”, chính vì vậy những bước đi đầu tiên trong năm mới vào hướng xuất hành hanh thông sẽ là một xuất phát điểm thuận lợi để cầu may cho bản thân và gia đình. 

Mua muối đêm giao thừa

Các cụ có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tục lệ truyền thống từ xưa đến nay vẫn được duy trì. Muối không chỉ có ý nghĩa xua đuổi tà ma, điềm rủi mà chúng còn mang ý nghĩa thể hiện sự gắn kết tình cảm quan hệ gia đình, con cái khỏe mạnh, thuận hòa.

Do vậy, sau đêm giao thừa người ta thường mua những bịch muối nhỏ được gói trong bao giấy màu vàng, màu đỏ ở các khu phố, khu chợ.

Những điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa

Đêm giao thừa được coi là đêm thiêng liêng nhất trong một năm, chính vì vậy, mọi người cũng hết sức cẩn thận trong việc kiêng làm những điều mà dân gian quan niệm cần tránh. Một số điều kiêng kỵ được kể đến như sau:

Kiêng Không Nói Lời Xui

Theo quan niệm dân gian,  không nên nói những từ ngữ thể hiện sự thiếu thốn, khó khăn như “thiếu, hết” hoặc những từ mang tính phủ định như “không cần”. Hơn nữa, bạn cần tuyệt đối tránh nói điềm xui như mất mát, bệnh tật hoặc thua lỗ,…

Không làm mỡ vật dụng

Vì sự sứt mẻ hay vỡ vật dụng gì đó trong đêm giao thừa là một điềm xui xẻo, thể hiện sự không suôn sẻ, rạn nứt. 

Kiêng không cãi nhau

Kiêng làm đổ dầu

Dầu máy hoặc dầu của đèn thường có mùi hôi. Bạn cần tránh không nên làm đổ dầu. Vì rất có thể mùi hôi của dầu sẽ lấn át mùi của rượu, hương khiến ma quỷ thức dậy và tai họa ập đến.

Kiêng soi gương

Quan niệm dân gian cho rằng, gương có thể giúp cho ma quỷ nhìn thấy bạn và khiến cho bạn có một năm mới không vui vẻ. 

Kiêng phơi đồ

Các chuyên gia phong thủy cho rằng vào thời điểm chuyển giao năm cũ đến năm mới mọi việc đều cần được thanh lọc.Phơi quần áo vào đêm giao thừa sẽ khiến cả gia đình gặp xui xẻo, không may, vận may năm mới cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Kiêng đổ rác

Kiêng cầm kéo

Vì kéo là một dụng cụ để cắt, mang ý nghĩa cho sự chia cắt, chia tách nên không phải là điều mong muốn cho năm mới gắn kết, chan hòa. 

Những điều nên làm trong đêm giao thừa

Sau đây là những việc chúng ta nên làm trong thời khắc giao thừa để mong năm mới bình an, phúc lộc:

Thắp hương bàn thờ tổ tiên

Nén hương thơm và tấm lòng biết ơn thành kính dâng lên bàn thờ tổ tiên để mong một năm mới bình an, hạnh phúc, sẽ được gia tiên lắng nghe và phù hộ cho con cháu. Đó là quan niệm truyền thống của người dân Việt ngàn đời nay. 

Ăn bữa cơm giao thừa

Cả nhà cùng nhau sum vầy để ăn một bữa cơm giao thừa làm nên một niềm vui sum vầy cho đầu năm mới. Những món gia chủ nên ăn là những món có màu đỏ như xôi gấc, chè đậu đỏ, dưa hấu,… để mong tài lộc cả năm. 

Xông nhà

Chọn người vía tốt và hợp tuổi với gia đình để xông nhà đêm giao thừa sẽ mang lại may mắn quanh năm cho gia chủ. 

Để đèn sáng bàn thờ xuyên đêm

Ánh sáng là một yếu tố rất quan trọng trong phong thủy ngày Tết. Nhà cửa sáng sủa thể hiện một năm tươi mới và tràn đầy hy vọng cho gia đình. Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn hãy bật đèn sáng trong nhà suốt 3 ngày Tết, bắt đầu từ đêm giao thừa. Điều này sẽ giúp nạp dương khí mới và kích thích tài lộc cho ngôi nhà.

Giữ tiền trong túi

Vào đêm giao thừa, bạn nên giữ trong túi một vài tờ tiền, điều này thể hiện bạn luôn có tiền và kiểm soát được tài chính của mình trong suốt cả năm. Bên cạnh đó tiền trong túi sẽ giúp kích thích dòng chảy tiền bạc thuận lợi trong năm mới.

Mặc quần áo mới

Năm mới, tất cả mọi điều phải mới để bạn có thể có những khởi đầu tự tin, an lành và tài lộc đuề huề. 

Mở tất cả các cửa

Bởi đêm giao thừa là thời khắc chuyển giao sang năm mới, tất cả những nguồn sinh khí mới sẽ ùa vào nhà để thanh lọc những không khí cũ, loại bỏ điều xui xẻo và đón nhận điều an lành. 

Khấn giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Theo phong tục của người xưa, gia chủ nên khấn tạ Trời Đất và các vị Thần Linh trước, xong sau đó mới khấn tổ tiên. Chính vì vậy mọi người nên khấn giao thừa ngoài trời trước, sau đó mới đến khấn trong nhà. 

Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Tùy vào mỗi vùng miền khác nhau mà mâm cúng giao thừa ngày Tết sẽ được chuẩn bị những đồ cúng khác nhau, nhưng chắc chắn ở đâu cũng có những món đồ cúng sau:

  • Mâm ngũ quả
  • Trầu cao
  • Rượu
  • Muối
  • Gạo
  • Thịt gà luộc
  • Bánh chưng, bánh tét
  • Xôi 
  • Hoa tươi

Mâm cúng giao thừa miền Nam

Do thời tiết miền Nam chủ yếu là nắng nóng nên phong tục chuẩn bị mâm cúng ngày cỗ của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội như canh khổ qua nhồi thịt, canh măng, thịt kho hột vịt, chả giò, củ kiệu, bánh tét,….

Mâm cúng giao thừa miền Trung

Mâm cúng giao thừa miền Trung cũng sẽ mang đặc trưng riêng thể hiện qua có món truyền thống mang đậm chất vùng miền Trung như đĩa dưa món, đĩa giò lụa, đĩa thịt bông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt heo luộc, dưa giá, bát măng khô ninh, bát miến, đĩa cá chiên, đĩa ram,…

Mâm cúng giao thừa miền Bắc

Mâm cúng giao thừa miền Bắc chủ yếu là các món ăn truyền thống, thường bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì sẽ bày 6 bát, 6 dĩa hoặc 8 bát, 9 đĩa các món cúng bao gồm có bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát canh mọc, bát miến nấu lòng gà, bánh chưng,…

Lưu ý khi cúng giao thừa trong nhà . Lưu ý khi cúng giao thừa ngoài trời

Bên cạnh việc tìm hiểu cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước thì bạn cũng cần lưu ý khi thực hiện lễ cúng như sau:

Khi cúng giao thừa thì gia chủ nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự, đầu tóc gọn gàng.

Không cười đùa, trêu chọc hay cãi vã khi đang thực hiện nghi lễ cúng thể hiện sự thiếu tôn trọng bề trên.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời cần có các lễ cơ bản như trầu cau, hoa quả, chén nước. Cần chọn những loại quả to nhẵn, tròn trịa đẹp đẽ, màu sắc sáng sủa để dâng cúng.

Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà không cần mũ áo quan Thần linh. Gà cúng giao thừa trong nhà không nên đặt quay ra ngoài mà đặt chéo 35 độ, hướng về phía bàn thờ.

Nên cúng giao thừa mấy giờ? Muối gạo cúng giao thừa xong làm gì?

Theo phong tục cổ truyền của cha ông, mọi người thường cúng giao thừa vào đúng thời khắc 00h ngày đầu năm mới, để đúng vào sự chuyển giao của dòng vận hành trời đất. 

Đồng thời, theo nhiều chuyên gia phong thủy, sau khi cúng giao thừa gia chủ chờ cho hết hương rồi khấn vái tạ lễ, hóa vàng, thu dọn đồ lễ, và rắc gạo, muối xung quanh nhà để bố thí cho các vong linh.

Như vậy, muối gạo cúng giao thừa ngoài trời xong thì sẽ rắc xung quanh nhà, cổng ngõ tuyệt đối không tung vào nhà và cất đi.

Giao thừa là một nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của người Việt Nam. Những người ở lại quê nhà, hay những người con xa xứ, đều cảm thấy rộn ràng trong tiết trời đầu xuân se se lạnh, có chút mưa phùn bụi bụi bay, lúc này cảm giác muốn quay trở về, đoàn viên cùng gia đình là một cảm giác làm chúng ta xốn xang nhất. Ai đi xa, ai về gần, chỉ cần tất cả chúng ta cùng hướng lòng và nhớ về phong tục Việt, gia đình Việt, chúng ta sẽ cảm thấy đủ đầy và trọn vẹn trong những ngày đầu năm mới. 

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi đến cuối bài viết này của Decor Hà Nội. Chúc bạn có một năm mới bình an, hạnh phúc và đủ đầy trong chính mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *